HLT.vn - Cho thuê máy pha cà phê - Cung cấp cà phê chất lượng

7 kinh nghiệm kinh doanh quán cà phê thành công

7 kinh nghiệm kinh doanh quán cà phê thành công

[tintuc] - Nhà sáng lập doanh nghiệp gồm 20 quán cà phê - Peter Baskerville đã chia sẻ những kinh nghiệm kinh doanh quán cà phê thành công vô cùng quý báu. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Peter Baskerville đã dành rất nhiều năm tìm hiểu nguyên nhân tại sao hầu hết các quán cà phê mới khởi nghiệp đều nhanh chóng thất bại, và tất nhiên điều này đồng nghĩa với việc ông cũng phát hiện ra những lý do tạo nên sự thành công của các quán cà phê danh tiếng.

1. Luôn phục vụ loại cà phê có chất lượng tốt nhất

2. Nghệ thuật sắp đặt vô cùng quan trọng


Hãy đảm bảo rằng bạn đã sắp xếp, bố trí quán cà phê làm sao cho các thợ pha chế không phải di chuyển nhiều khi thực hiện công việc của mình và họ cũng không phải chia sẻ không gian làm việc với những nhân viên khác trong quán. Những người chịu trách nhiệm nhận order hay những người bán hàng là nền tảng của bất cứ quán cà phê nào, nên hãy đảm bảo rằng nơi làm việc của họ được bố trí sao cho dễ dàng có thể lấy những vật dụng cần thiết cho khách hàng như dao, dĩa, đường, đá, sữa hay các nguyên vật liệu khác.

Ngoài ra, tốt nhất trong khu vực này cũng nên có một bồn rửa nhỏ để thuận tiện cho việc rửa sạch đồ cho khách. Đặc biệt nhất, quầy tính tiền nên đặt gần vị trí của quầy bar, nơi nhân viên pha chế làm việc để họ có thể nghe được đơn đặt hàng và bắt tay vào làm  trong những ngày quá đông khách.


 

3. Sử dụng thẻ hội viên cho khách hàng thường xuyên

4. Thúc đẩy doanh số bán hàng


Một quán cà phê sẽ chẳng bao giờ có thể duy trì hoạt động, trả tiền các hóa đơn nếu chỉ bán mỗi cà phê. Cà phê nên là động lực chính khiến khách hàng tìm đến quán, nhưng bạn bắt buộc phải thúc đẩy doanh số bán hàng bằng nhiều sản phẩm khác nếu muốn thành công. Mục tiêu đề ra nên là cà phê chỉ chiếm 40% doanh thu hàng tuần của bạn, còn lại trung bình cứ mỗi khách hàng vào uống cà phê sẽ gọi thêm ít nhất hai món như bánh ngọt, bánh quy, bánh xốp nướng,…

Do đó quán cà phê của bạn nên phục vụ đầy đủ đồ ăn kèm để thúc đẩy doanh số, ngoài ra bạn cũng có thể phục vụ thêm các loại đồ uống khác ngoài cà phê và các loại đồ ăn nóng sốt.

 

5. Giới hạn sự lựa chọn

6. Đưa ra gợi ý nhiều nhất có thể

7. Hiểu được bạn đang thực sự bán gì

Lời kết


Có lẽ mọi người sẽ thắc mắc tại sao Peter Baskerville không đề cập đến việc phải chọn một địa điểm đẹp. Lý do chính là địa điểm không phải là một yếu tố quá cần thiết cho việc kinh doanh cà phê. Tất nhiên, quán cà phê của bạn cũng cần được đặt ở một nơi có lượng dân cư vừa phải chứ không thể ở một nơi xa xôi hẻo lánh nhưng cũng không nhất thiết phải toạ lạc chính giữa trung tâm thành phố ồn ào, tấp nập.

Khi mới bắt đầu, việc thuê địa điểm ở trung tâm sẽ khiến bạn tốn một khoản chi phí lớn, tiếp nữa là bạn cũng sẽ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác như ngân hàng, công ty viễn thông, cửa hàng thời trang, các chuỗi thương hiệu lớn, bởi bạn không thể nào chiếm được một vị trí độc quyền giữa trung tâm thành phố.

Ngoài ra, giao thông đông đúc không có nghĩa là doanh thu cũng tỉ lệ thuận với nó. Có rất nhiều người nhầm tưởng quán cà phê cũng như những món hàng trên mạng, lượng truy cập tỉ lệ thuận với lượng mua hàng. Trong trường hợp này, lưu lượng người qua lại càng đông đồng nghĩa với việc họ phải tới đây để làm những việc khác nhiều hơn là tìm một quán cà phê.
Tin tức

Nhận xét

Lên đầu trang
Mở bộ lọc Tắt bộ lọc