HLT.vn - Cho thuê máy pha cà phê - Cung cấp cà phê chất lượng

3 "đòn cuối cùng" đừng bỏ qua trước khi nuốt cà phê vào bụng

3 "đòn cuối cùng" đừng bỏ qua trước khi nuốt cà phê vào bụng

[tintuc]

"Hãy nhìn cốc cà phê trên tay bạn, nếu nước cà phê màu đen là có vấn đề” - ông Nguyễn Văn An nhấn mạnh.


LTS: Nếu vì một lý do nào đó không thể thực hiện 3 biện pháp chúng tôi đã thực nghiệm và tư vấn (dùng 3 ly nước lọc, dùng 2 phin pha, hoặc nhìn và sờ bột cà phê), thì bạn hãy áp dụng cách này.
Chúng tôi gọi đây là 3 "đòn cuối cùng" bởi đây là thời khắc bạn chuẩn bị uống cà phê vào cơ thể, hãy biết chắc chắn đó là cà phê thật, không phải cà phê giả, cà phê bẩn. Đó là dùng thị giác (nhìn), khứu giác (ngửi) và vị giác (nếm).
Để làm được cách này, thường là người đã sành uống cà phê. Nhưng sau khi xem tư vấn của ông Nguyễn Văn An (Chủ tịch HĐQT, TGĐ công ty CP Tập đoàn Thái Hòa, chủ nhãn hiệu cà phê Thái Hòa), nhiều bạn đọc hẳn cũng có thể tự tập và áp dụng.

  Toàn bộ quá trình nhận diện cà phê bẩn bằng 3 cách: nhìn, ngửi, nếm. Người thực nghiệm là ông Nguyễn Văn An.
1. Phân biệt bằng thị giác
Ông Nguyễn Văn An cho biết: "Khi uống cà phê, việc đầu tiên, bạn hãy nhìn cốc cà phê trên tay bạn. Nếu nước cà phê màu đen là có vấn đề”.
Vị chuyên gia này phân tích: Cà phê thật có màu nâu vàng, khi rang lên đúng tầm, bột cà phê phải có màu nâu sẫm, nâu đậm, nâu cánh gián - nâu hổ phách thì mới đúng là cà phê chuẩn.
Do đó, khi pha xong, cốc cà phê pha trộn sẽ có màu đen, sánh, đặc còn nước của cà phê nguyên chất sẽ có màu nâu.
Ông An cũng đã làm thực nghiệm để cho phóng viên thấy sự khác nhau giữa 2 loại cà phê thật và giả: Khi đổ nước sôi vào, cà phê pha trộn + sử dụng thêm hương liệu caramen (đường cháy) sẽ chảy "tóc, tóc" ồ ạt do nước sôi rửa trôi caramen khiến nước thông, chảy nhanh.
Còn cà phê nguyên chất phải tích no nước, tích tụ rồi mới chảy xuống nên tốc độ chảy từ từ, nhỏ từng giọt một.
3 "đòn cuối cùng" đừng bỏ qua trước khi nuốt cà phê vào bụng - Ảnh 2.
 Ly cà phê pha trộn thêm hương liệu (bên trái) chảy nhanh trong khi ly cà phê thật chảy từ từ.
Đặc biệt, khi lắc nhẹ cốc, cà phê đích thực sẽ không bám, dính trên thành cốc. Còn cà phê pha trộn, do khi rang, bao giờ cũng phải rang cháy để khử mùi tinh bột, cộng với chất caramen (đường cháy) nên nước pha lúc nào cũng có màu đen kèm theo váng bén vào thành cốc.
3 "đòn cuối cùng" đừng bỏ qua trước khi nuốt cà phê vào bụng - Ảnh 3.
3 "đòn cuối cùng" đừng bỏ qua trước khi nuốt cà phê vào bụng - Ảnh 4.
 Ly cà phê pha trộn hóa chất (trong đó có caramen) sẽ nổi váng lên. Còn cà phê thật thì sánh, mịn.
2. Phân biệt bằng khứu giác + vị giác
Theo vị Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Thái Hòa: Khi ngửi, bột cà phê pha trộn nhiều hương liệu sẽ bốc lên mùi hương nồng nặc, dữ dội và rất gay gắt. Còn mùi hương của cà phê thật là hương tự nhiên, ngọt ngào, nhẹ nhàng, quyến rũ, tạo cho người ngửi cảm giác dễ chịu.
Đặc biệt, khi hít thật mạnh một thìa nước cà phê đã pha sẵn không đường, cà phê thật sẽ thơm, ngon, dịu nhẹ, thanh tao, dễ nuốt trôi còn cà phê “bẩn” hay cà phê pha trộn sẽ có mùi hắc, đậm đặc, lợm giọng rất khó uống.
Thậm chí, nó khó uống tới mức ông An đã buộc phải nhổ bỏ đi dù chỉ mới nhấm thử một thìa cà phê nhỏ.
Để tránh cái chết “từ từ” do nguồn cà phê “bẩn” gây nên, theo ông An: “Người tiêu dùng nên tạo thói quen sử dụng 3 khứu giác của mình: thị giác, khứu giác và vị giác.
Trước khi uống cà phê phải ngửi (mũi), nhìn xem màu sắc có bắt mắt không (mắt) và nếm (lưỡi) xem có vị đắng của cà phê không.
Người không chuyên về cà phê, quan trọng nhất là mũi và mắt, cà phê pha nước chỉ nâu đục chứ không đen. Còn người có hiểu biết chút thì nên so sánh, đánh giá vị của cà phê.
Tuy nhiên, việc thử nếm cà phê này phải luyện cả năm, may ra mới cảm nhận được” - ông An nói.
Theo Soha/Trí thức trẻ

[/tintuc]
Tin tức

Nhận xét

Lên đầu trang
Mở bộ lọc Tắt bộ lọc