HLT.vn - Cho thuê máy pha cà phê - Cung cấp cà phê chất lượng

Cách thở khi chạy bộ

Cách thở khi chạy bộ

Cách thở khi chạy bộ

Trong những ngày đầu đến với chạy bộ, tôi, cũng giống như hầu hết moi người, không chú ý đến hơi thở của mình. Nhưng sau khi vật lộn với một vài chấn thương, tôi đã đào sâu vào những nghiên cứu sinh lý học để tìm ra giải pháp cho tình trạng của mình. Cuối cùng thì tôi đã tìm được một bài báo có tên “Breath Play” nói về sự tương quan giữa vòng hô hấp và bước chạy, được viết bởi Ian Jackson, môt huấn luyện viên, một người chạy đường trường. Sau này tôi đã tìm thấy một nghiên cứu khác bởi Dr Dennis Bramble và Dr David Carrier, đến từ đại học Utah, giải thích về sự ảnh hưởng lớn nhất đến việc chạy bộ xảy ra khi thời điểm thở ra trùng với thời điểm chân chạm đất. Nếu như lúc bạn bắt đầu thở ra trùng với thời điểm chân trái của bạn chạm đất, nghĩa là phần trái của cơ thể sẽ phải liên tiếp chiụ đựng những tác động mạnh đó.

Chấn thương thường xuyên nhất của tôi là ở bên hông trái. Vì vậy tôi bắt đầu nghĩ rằng, sẽ thế nào nếu như tôi có thể tạo ra một nhịp điệu kết hợp bởi nhịp thở và bước chân, kiểu như là tôi sẽ lần lượt thở ra vào lúc chân trái chạm đất rồi sau đó là chân phải chạm đất? Có thể tôi sẽ trở nên mạnh hơn, nó đáng thử đấy chứ.

Tôi đã tạo ra một cách thở có nhịp điệu và bắt đầu sử dụng nó giữa năm 3 và năm 4 tại đại học. Tôi cũng luyện tập để chạy và để chiến thắng giải marathon đầu tiên của mình trước khi tốt nghiệp và hoàn thành ở mốc đáng ngưỡng mộ 2:52:45

Tiếp tục sử dụng phương pháp thở có nhịp điệu khi đang theo đuổi bằng thạc sĩ chuyên nghành giáo dục thể chất và tập luyện cho giải marathon thứ 2. Để chạy nhanh hơn ở mùa giải thứ 2, tôi đã mài dũa nó thành phương pháp 3 bước (3-step method) và hoàn thành ngoạn mục ở 2:33:29. 
Giờ tôi có thể kiểm soát nhịp thở của mình khá thuần thục. Từ sau giải thứ 2, những năm sau đó, tôi đã dạy lại phương pháp này cho rất nhiều các runner khác mà tôi huấn luyện. Nó có thể sẽ giúp được bạn!

THẾ NÀO LÀ THỞ CÓ NHỊP ĐIỆU ?

Thở có nhịp điệu có thể rất quan trọng trong việc giữ cho bạn khỏi chấn thương, nhưng để hiểu nó thì trước hết hãy hiểu những áp lực tác động lên cơ thể khi chạy trước đã. Kết quả trong nghiên cứu của Bramble và Carrier chỉ ra rằng khi chân bạn tiếp đất, nó tạo ra lực tác động lớn gấp 2,3 lần trọng lượng cơ thể, và tác động đó trở nên mạnh nhất khi thời điểm chân tiếp đất trùng với thời điểm bạn thở ra. Cơ bụng và các cơ liên quan trở về trạng thái thả lỏng (relax) khi bạn thở ra, điều này làm cho core của bạn không vững (less stability). Không vững vào thời điểm tác động mạnh nhất diễn ra sẽ là điều kiện tuyệt với cho chấn thương xảy ra.

Việc thở ra tại thời điểm chạm đất lặp lại với 1 chân cũng tạo nên một vấn đề: nó làm cho 1 phần cơ thể phải chịu tác động liên tục, điều này làm tăng khả năng chấn thương. Mặt khác, thở nhịp điệu, là sự kết hợp giữa bước chân và việc thở ra , hít vào theo nhịp điệu lẻ/chẵn như vậy chúng ta sẽ thở ra lần lượt vào lúc chân trái chạm đất và chân phải chạm đất. Theo cách này, tác động sẽ được chia điều lên 2 phần của cơ thể.

Hiện tượng tác động liên tục vào 1 bên của cơ thể cũng xảy ra khi chúng ta đeo một ba lô đầy sách vở và mang nó ở bên vai phải. Sức nặng đè lên một một bên vai sẽ làm bạn xuống sức. Nhưng nếu như bạn đeo đều vào 2 vai thì sức nặng sẽ được chia đều. Bạn sẽ có thể kiểm soát tác động tốt hơn và lưng của bạn sẽ khoẻ mạnh.

Khá là dễ hiểu khi mà một bên của cơ thể sẽ dễ bị chấn thương hơn khi mà liên tục phải chịu đựng một tác động mạnh. Thở nhịp điệu cho phép 2 phần cơ thể tránh được một phần tác động tức thì từ việc chạy bộ. Không gì hơn ngoài sự kết hợp giữa bước chạy, hít vào và thở ra sẽ giúp cho bạn tránh được chấn thương. Thở nhịp điệu còn giúp bạn tập trung vào hơi thở và góp phần giúp nó trở thành một phần luyện tập của bạn.

LỢI ÍCH TỪ VIỆC THỞ NHỊP NHÀNG

Từ rất lâu, triết học phương tây đã chú ý đến hơi thở. Dennis Lewis là một học sinh theo Đạo giáo và những trường phái triết học khác của phương Tây, ông đang dạy cách thở và tổ chức các tuổi hội thảo tại học viện Esalen và trung tâm Yoga và Sức khoẻ Kripalu. Trong cuốn sách, The Tao Of Natural of Breathing, Lewis đã chia sẻ những quan niệm của Đạo giáo như sau: “Thở trọn vẹn là để sống trọn vẹn, để thể hiện được hết toàn bộ năng lực tiền ẩn bẩm sinh khi ta đánh giá, cảm nhận, nghĩ và làm ” (“To breathe fully is to live fully, to manifest the full range of power of our inborn potential for vitality in everything that we sense, feel, think, and do”).

Trong Hindu giáo, Yoga dạy Pranayama – việc thở. Pran là thở, là một phần quan trọng của cuộc sống: Việc thở đưa vào cơ thể một nội lực quan trọng. Và điều này được thực hiện qua việc thở bằng bụng (Diaphragm breathing), nghĩa là khi hít vào, cơ thể bạn chỉ có thể hấp thụ được một lượng không khí lớn nhất khi bạn co dãn cơ bụng đến mức cực đại để cho lượng không khí lớn nhất đi vào cơ thể qua lồng ngực. Đưa hơi thở – nội lực cần thiết – vào cơ thể qua việc thở bằng bụng một cách tập trung và có kiểm soát cũng có thể làm được điều tương tự. Như những người Đạo giáo thường nói, chúng ta sẽ nhận ra nội lực của mình bằng việc thở trọn vẹn trong khi chạy.

Thở theo nhịp điệu cũng tạo nên sự cân bằng đáng kể. Những người giàu kinh nghiệm trong Yoga, võ tổng hợp hay thiền đều sử dụng hơi thở để liên kết trí não, cơ thể và tâm hồn. Trong môn võ tổng hợp, sự kết nối bên trong và sự cân bằng cho phép cơ thể phản ứng nhanh và chính xác.

Sự chính xác và tức thời cũng có thể đạt được trong việc chạy bộ nhờ thở theo nhịp điệu. Việc tập trung trí lực vào việc thở và bước chạy tạo nên sự cân bằng. Sự nhận thức về hơi thở sẽ giúp gắn kết trí lực và cơ thể từ đó giúp ta có thể dánh giá được nỗ lực chạy. Thở theo nhịp điệu sẽ giúp bạn cảm nhận được việc chạy từ đó cho phép ta kiểm soát nó một cách chính xác và tức thời.

Yoga dạy rằng việc kiểm soát hơi thở có thể giúp chúng ta kiểm soát cơ thể và thả lỏng trí não. Sự gắn kết giữa trí não và cơ thể bị phá vỡ khi chúng ta bị xao nhãng bởi việc cố gắng khớp tốc độ tức thời với tốc độ đã được xác định trước. Chúng ta tạo ra một lỗ hổng khiến cho áp lực và căng thẳng có thể len vào. Và từ đó phá vỡ đi nhịp chạy và làm giảm sự sảng khoái khi chạy. Thở có nhịp điệu chính là sự bình tĩnh và việc nhận thức được hơi thở sẽ khiến bạn tập trung và bình tĩnh. Nó cũng làm cho cơ thể giữ được sự thoải mái và loại bỏ đi mọi áp lực mà có thể làm giảm đi phong độ của bạn, bằng việc thở ra, bạn có thể loại bỏ được sự căng thẳng vào không thoải mái.

Khi chạy quãng dài hoặc trung bình, việc thở có nhịp điệu có thể giúp bạn dễ dàng cảm nhận được tốc độ của mình mà không cần để ý đến nó. Khi hơi thở thoải mái, bước chân mạch lạc, chúng sẽ tạo nên “sự hoà quyện ngọt ngào với thiên nhiên” (Harmonious vibration with nature)
Cách thở khi chạy bộ


10 Cách Khắc Phục Để Chạy Trời Nóng

Dưới đây là bức thư của độc giả gửi cho HLV Susan Paul, giám đốc điều hành của tổ chức Orlando Track Shack:

“Tôi bắt đầu tập chạy hồi tháng Giêng, mọi việc diễn ra tốt đẹp. Tôi chạy 5K vào tháng Ba, một lần nữa vào tháng Tư, và dự định chạy 10K vào tháng Sáu, thế rồi trời bắt đầu nóng. Tôi gặp biết bao khó khăn khi chạy dưới nhiệt độ thiêu đốt. Thành tích của tôi giảm sút đáng kể và tôi cảm thấy yếu vô cùng. Tại sao thế? Tôi phải làm gì để có thể chịu đựng chạy dưới trời nóng? – Ký tên, Sarah”

Và sau đây là trả lời của HLV Susan Paul:


Chào bạn đến với mùa hè! Nếu hiểu rõ cách cơ thể của bạn làm nguội thì sẽ giúp bạn tìm ra cách tốt nhất để chạy dưới khí hậu nóng bức.

Khi bạn chạy, người bạn ấm dần bởi vì các cơ bắp phải vận động và làm tăng nhiệt độ cơ thể. Khi nhiệt độ cơ thể tăng, một phần lớn máu được lưu thông đến dưới lớp da để tống khứ những phần nhiệt bên trong, làm cho bạn xuất mồ hôi. Tuy nhiên, mồ hôi không phải là phương tiện làm mát bạn, nhưng sự kiện bay hơi của mồ hôi trên da của bạn mới là lý do. Khi mồ hôi bốc hơi, cơ thể chúng ta được làm cho mát.

Đi đôi với nhiệt độ, khí hậu mùa hè mang theo độ ẩm khá cao. Nhiệt và độ ẩm làm cho tình huống tồi tệ đi bội phần. Độ ẩm càng cao thì không khí càng bị bão hòa với hơi nước, vì thế cơ thể của bạn sẽ khó được làm nguội hơn bởi vì mồ hôi không dễ bay hơi khi không khí bị đẫm nước.

Vì mồ hôi bao gồm huyết tương (plasma) từ trong máu, xuất mồ hôi có nghĩa là giảm thể tích máu. Đây là lý do tại sao chúng ta cần phải nạp nước khi trời nóng. Bạn cũng mất đi chất điện giải trong mồ hôi, vì thế tiêu thụ nước giải khát thể thao hoặc chất điện giải bổ sung vô cùng quan trọng.

Khi máu được lưu thông đến bề mặt của da, có nghĩa là lượng máu dùng cho cơ bắp bị giảm đi. Với lượng máu ít đi thì trái tim buộc phải làm việc cật lực trong các bài chạy căng thẳng, và kết quả là nhịp tim đập nhanh. Nói một cách vắn tắt, trời nóng và ẩm có nghĩa pace chạy của bạn sẽ bị giảm. Điều này còn có nghĩa là bạn phải tiêu hao lượng carbohydrate dự trữ nhanh hơn bình thường và cơ bắp bạn sẽ bị tràn ngập lượng lactate nhiều hơn.

Sau đây là 10 cách để khắc phục khi chạy trong mùa hè thiêu đốt:


  1. Chạy vào lúc trời mát nhất trong ngày, thường là trước khi mặt trời mọc.
  2. Tránh chạy vào giữa trưa, lúc nóng nhất trong ngày.
  3. Chạy những chỗ có bóng râm hoặc có vòi nước giữa đường.
  4. Mặc đồ mát mẻ, không bị gò bó, màu lạt, hoặc những loại quần áo làm bằng vải “tech” dễ hấp mồ hôi và khô nhanh.
  5. Nạp đầy đủ nước và chất điện giải.
  6. Bôi thuốc chống nắng nếu không thì da sẽ bị cháy và làm giảm khả năng xuất mồ hôi, khiến cơ thể khó làm nguội hơn.
  7. Xem kỹ các loại thuốc trước khi uống bởi vì có nhiều loại thuốc làm cơ thể tăng mức nhạy cảm với nhiệt.
  8. Giảm pace để đáp ứng với nhiệt độ và ẩm độ.
  9. Chạy theo cảm giác thay vì theo pace. Nếu bạn chạy và cảm thấy khó khăn, thì có lẽ là do bài tập khó bất kể pace nào.
  10. Tạm thời chạy treadmill vài lần khi trời thiệt nóng không thể chịu đựng được. Chỉ cần chạy ba lần một tuần ngoài trời là đủ cho cơ thể bạn làm quen với nhiệt độ nóng của mùa hè.

Căn Bản Hệ Trao Đổi Chất

Để chuyển từ luyện tập và thi đấu dưới chế độ dinh dưỡng chủ yếu là tinh bột và chất đạm sang chế độ tinh bột thấp và dùng mỡ làm năng lượng chủ yếu là một quá trình lâu dài và phức tạp. Bài viết của Jeff Volek và Stephen Phinney là kết quả của những nghiên cứu công phu và có nhiều VĐV áp dụng thành công. Tuy nhiên, tôi khuyên bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng, không nên lao vào chuyển hóa quá sớm. Hãy kiên nhẫn đọc kỹ và tham khảo tối đa trước khi quyết định)

CÁCH ĐỐT MỠ CƠ THỂ: SỰ PHÂN GIẢI CHẤT BÉO

Hãy quan sát kỹ cách chất béo được lưu trữ ở dạng mô mỡ. Bước quan trọng là tách rời acid chất béo từ cột trụ glycerin (được gọi là quá trình phân giải chất béo hay lipolysis). Điều này được thực hiện bởi một enzyme ở phần tụy, enzyme này được kích thích bởi nhiều hormone ở phần tụy, nhưng sự phân giải chất béo vẫn chủ yếu được điều khiển bởi một hormone có tên gọi là insulin và nhiệm vụ chính của insulin là ngăn chận các hoạt động của hormone phần tụy. Do đó có thể nói là insulin là tác nhân chính góp phần vào việc lưu trữ chất béo không cho nó hoạt động, vì thế khi mức độ insulin tăng lên, việc tiêu thụ chất béo sẽ bị cản trở.

Thành phần dinh dưỡng kích thích insulin chính là tinh bột. Mỗi loại tinh bột kích thích insulin ở các mức độ khác nhau. Vì thế, tiêu thụ các loại tinh bột mang tính kích thích insulin cao sẽ giảm khả năng sử dụng nguồn năng lượng được dự trữ dưới dạng chất béo cơ thể trong lúc luyện tập.

Nhìn kỹ vào hình đồ thị, chúng ta có thể thấy mối tương quan giữa lượng insulin và sự phân giải chất béo không phải là đường thẳng. Thay vì vậy, nó là một đường cong hyperbol, cho thấy sự điều tiết chất béo giảm nhanh khi lượng insulin chỉ tăng chút xíu, cụ thể qua việc tiêu thụ nước giải khát thể thao. Nhìn vào hình đồ thị này ở một khía cạnh khác, ở bên trái của trục hoành chúng ta có thể thấy chỉ cần giảm lượng insulin của máu chút xíu thôi thì sự phân giải cũng như oxy hóa chất béo tăng vọt. Vì thế, chỉ cần tập trung vào việc giữ insulin thấp là chúng ta có thể đạt được sự thay đổi đáng kể trong quá trình trao đổi chất của mỡ, nhằm giảm lượng dự trữ và tăng lượng oxy hóa của chất béo. Đặt trường hợp bạn tự hỏi ảnh hưởng của insulin trên sự phân giải chất béo đòi hỏi thời gian là bao lâu? Câu trả lời không phải tính bằng ngày hay bằng giờ, mà hầu như ngay tức thì. Tuy nhiên, quá trình thích nghi với keto thì không xảy ra ngay lập tức. Giữ lượng insulin thấp là bước đầu tiên trong quá trình làm tăng hiệu quả của chất béo, nhưng để tối đa hóa việc đốt mỡ trong cơ thể đòi hỏi ít nhất vài tuần lễ liên tục giữ lượng insulin thật thấp, thí dụ như 2 đến 3 tuần liên tiếp hạn chế tiêu thụ tinh bột.

LÀM CÁCH NÀO ĐỂ ĐỐT MỠ CƠ THỂ: OXY HÓA MỠ (HAY CÒN GỌI LÀ ĐỐT MỠ)

Sự phân giải chất béo (lipolysis) trong các mô mỡ và thải nó vào trong máu chỉ là một nửa câu chuyện. Acid béo cần được chuyển tải đến các mô như cơ bắp đang hoạt động. Triglycerides và acid mỡ không hòa tan trong nước, vì thế khi ở trong máu những acid mỡ được thải ra từ các tế bào mỡ sẽ bám vào một protein có tên gọi là albumin và được chuyển tải đến bắp thịt. Chất béo được tải đến các tế bào cơ bắp qua con đường proteins và từ đó đến cac cơ quan tạo ra ATP có tên y khoa là “ty thể” (mitochondria). Sự vận chuyển của acid béo trong ty thể được chỉnh đốn trật tự. Một số khác của acid béo được cơ bắp sử dụng, đặc biệt ở trạng thái nghỉ ngơi, để cải biến trở lại thành triglyceride trong tế bào cơ bắp, nơi nó được dự trữ dưới dạng những giọt mỡ để dùng về sau. Một điều cần lưu ý là ở những VĐV có chế độ luyện tập tốt tế bào cơ bắp có thể chứa năng lượng ở dạng giọt mỡ nhiều không kém năng lượng glycogen.

Những trình bày ở trên cho bạn thấy rõ lộ trình của acid chất béo từ lúc dự trữ ở dạng tế bào mỡ đến lúc được oxy hóa trong cơ bắp. Nhưng có lẽ bạn sẽ đặt câu hỏi chế độ dinh dưỡng chất béo nằm ở chỗ nào trong lộ trình này? Dinh dưỡng chất béo được ngấm vào ruột non của bạn, kết tụ thành triglycerides và ngấm vào trong các hạt có tên gọi là chylomicron. Những acid béo được thải ra từ chylomicron được các cơ bắp gần đó hay các tế bào mỡ thâu nhặt lại. Một khi nằm trong tế bào cơ, những acid chất béo đến từ thực phẩm này hòa lẫn với acid chất béo được thải ra từ các tế bào mỡ.

LUYỆN TẬP CƯỜNG ĐỘ CAO VÀ CAO ĐIỂM CỦA OXY HÓA CHẤT BÉO:

Một yếu tố có ảnh hưởng đến tỉ lệ chất béo được dùng như nhiên liệu đó là cường độ luyện tập. Với những VĐV tiêu thụ lượng tinh bột từ mức ôn hòa đến nhiều, khi cường độ luyện tập gia tăng, tỉ lệ năng lượng từ dinh dưỡng tinh bột gia tăng và năng lượng từ chất béo giảm. Điều này được hiểu ngầm là có một cường độ luyện tập cụ thể khiến quá trình đốt mỡ đạt mức tột đỉnh.

Nếu bạn bắt đầu luyện tập nhẹ và từ từ gia tăng cường độ và đồng thời đo lường sự đóng góp của chất béo và tinh bột vào trong năng lượng được tiêu thụ, bạn sẽ thấy rằng mức độ cao điểm của quá trình đốt mỡ (tính bằng grams mỡ oxy hóa trên đơn vị thời gian) xảy ra ở mức trung bình khoảng 50% đến 65% của lượng oxy tối đa được tiêu thụ (VO2max) . Nếu luyện tập căng hơn và năng lực được tạo ra gia tăng, sự đóng góp của chất béo giảm đi, khiến tinh bột trở thành nguồn nhiên liệu nổi trội. Con số 65% VO2max là cường độ mà hầu hết các VĐV bền bỉ có thể duy trì dễ dàng trong nhiều giờ. Điều này có nghĩa là nếu luyện tập quá ngưỡng đó, quá trình oxy hóa chất béo không thể gia tăng để theo kịp sự đòi hỏi năng lượng cao hơn. Sự thật là khi bạn cố đẩy đến mức tối đa của khả năng tiếp thu oxy, quá trình oxy hóa chất béo sẽ bị tuột dốc không phanh! Đây là một chi tiết quan trọng cần được kiểm tra kỹ hơn bởi vì đây là lý do dùng để biện hộ việc áp dụng chế độ dinh dưỡng tinh bột thấp/chất béo cao cho các VĐV thường luyện tập ở mức trên 65% VO2max.

Trước tiên, đã có nhiều cuộc nghiên cứu trong suốt mấy thập niên qua cho chúng ta biết thêm tại sao quá trình oxy hóa chất béo bị giảm sút và tinh bột trở thành nhiên liệu nổi trội ở các bài tập cường độ cao. Không phải đơn giản là hể cường độ luyện tập gia tăng thì quá trình oxy hóa chất béo chậm lại, điều này được giải thích qua quá trình trao đổi chất. Bài nhạc giao hưởng trao đổi chất có thể được hòa tấu bằng những nhịp điệu khác nhau đối với VĐV đã thích nghi keto, giúp họ đạt được mức độ oxy hóa tột đỉnh thậm chí ở các bài luyện tập cường độ cao. Tuy nhiên thời gian tối thiểu để thích nghi thì ít được ai quan tâm. Hầu hết các nổ lực trong phạm vi này tập trung vào việc VĐV tiêu thụ tinh bột ít đi trong vòng dưới 2 tuần lễ. Ngược lại điều đó, chúng tôi đã công bố các cuộc khảo cứu cho thấy thời gian từ 4 đến 6 tuần làm gia tăng đáng kể khả năng huy động và oxy hóa chất béo ở ngưỡng 65%. Vì vậy có thể nói là thời gian dành cho quá trình thích nghi có khả năng làm thay đổi mối tương quan giữa cường độ luyện tập và sử dụng nhiên liệu.

Điều thứ hai và là điều quan trọng hơn, có một sự biến đổi đáng kể giữa các cá nhân tiêu thụ tinh bột ở mức ôn hòa cho đến nhiều (bao gồm cá nhân luyện tập và không luyện tập), sự thay đổi trong khả năng đốt mỡ ở trạng thái nghỉ và khi tập thể dục. Các cuộc khảo cứu hầu hết nhắm vào phản ứng trung bình của nhóm được thí nghiệm, nhưng bởi vì sự biến đổi giữa các cá nhân quá lớn, không có ai phản ứng ở mức trung bình của nhóm. Ví dụ ở một cuộc khảo cứu 300 người, mức oxy hóa chất béo tột đỉnh thay đổi từ 10 đến 60 grams của lượng mỡ được đốt hàng giờ. Có người đạt đỉnh oxy hóa ở cường độ luyện tập rất thấp (tầm 25% VO2max) trong khi những người khác đạt đỉnh ở 77% VO2max.

CON NGƯỜI CÓ THỂ ĐỐT BAO NHIÊU MỠ?

Một câu hỏi lý thú là oxy hóa 60 grams mỡ mỗi giờ (tương đương 1 gram mỗi phút, hay đốt 540 kcal mỡ mỗi giờ) có thể gọi là mức đụng trần chưa, hay là con người có khả năng vượt qua mức này? Câu trả lời là, đây vẫn là điều không được công bố suốt gần 30 năm qua. Không chỉ 60 grams trên một tiếng đồng hồ được coi như là mức độ cần được vượt qua, mà nó hoàn toàn có thể bị phá vỡ. Ở chương tiếp theo bạn sẽ đọc được bí quyết của việc buông lỏng tiềm năng đốt mỡ tối đa. Phần thưởng cho các độc giả là sự cải thiện thành tích kéo dài cũng như việc kiểm soát tốt hơn cấu tạo của cơ thể, nói rõ hơn là không bị mất năng lực khi tổng số chất béo bị giảm đi.

......................................HLT.vn..........................................
HLT xin kính chào quý khách!
Hiện nay, HLT.vn đang có dịch vụ:
- Đào tạo - dạy nghề rang - phối - xay cà phê
- Đào tạo - dạy nghề pha chế cà phê
- Đào tạo - dạy nghề sửa chữa máy pha cà phê.
- Đào tạo - dạy nghề sửa chữa máy xay cà phê.
- Bán máy pha cà phê mới - cũ cho quán, văn phòng, gia đình, cafe mang đi.
- Bán trả góp máy PHA cà phê.
- Cho thuê máy PHA cafe trọn gói: Quán, cafe mang đi, hội chợ, sự kiện...v.v...chỉ từ 1 triệu 1 tháng, cho mượn khi đạt doanh số cà phê HLT.
- Thua mua máy pha, máy xay cà phê cũ.
- Cho mượn quầy pha chế bán cafe phin mang đi
- Cho mượn máy xay cà phê pha phin.
- Cung cấp sỉ lẻ cà phê chuẩn pha phin toàn quốc
- Cung cấp sỉ lẻ cà phê chuẩn pha MÁY toàn quốc.
- Cung cấp cà phê cho quán, văn phòng, gia đình...
- Cung cấp sỉ lẻ cafe làm đẹp.
- Cung cấp phân vi sinh từ bã cafe nguyên chất.
- Sửa chữa, bảo trì máy pha, máy xay cafe tại quán.
- Cung cấp linh kiện, phụ kiện cho máy pha, máy xay cà phê.
......
Cảm ơn quý khách đã tin tưởng HLT.vn trong suốt thời gian qua.
Với phương châm: “Sản Phẩm Chất Lượng - Dịch Vụ Hoàn Hảo – Gía cả cạnh tranh”,
HLT cam kết mang đến giải pháp thiết thực nhất.
Chi tiết liên hệ hotline: 0979 789 285
“HLT.vn: Uy tín - Chuyên Nghiệp – Tận Tâm”
....
Website: HLT.vn
Tải App: HLT.vn

Nhận xét

Lên đầu trang
Mở bộ lọc Tắt bộ lọc