HLT.vn - Cho thuê máy pha cà phê - Cung cấp cà phê chất lượng
Tiếp đất bằng gót chân khi chạy bộ có hại hay không ?
Admin: HLT.vn - 25/10/2024
Tiếp đất bằng gót chân khi chạy bộ có hại hay không ?
LÝ THUYẾT
Tiếp đất bằng phần mũi bàn chân (phần khoanh tròn trong hình trên) được cho là giảm nguy cơ chấn thương vì cải thiện khả năng hấp thu lực chấn động khi tiếp đất, đồng thời tăng cường khả năng lưu giữ và giải phóng năng lượng tức thời ở gân Achilles (là gân nối cơ bắp phía sau cẳng chân đến gót chân, dấu mũi tên trong hình trên). Lưu ý: gân người có tính co giãn đàn hồi như dây thun.
TẠI SAO CHÚNG TA QUEN TIẾP ĐẤT BẰNG GÓT CHÂN KHI CHẠY?
Theo thuyết [âm mưu] thì là vì bàn chân con người đã được bảo vệ bởi những đôi giày quá lâu rồi, nên chúng ta đã mất dần đi cảm nhận về sự nguy hiểm của lực chấn động khi tiếp đất bằng gót chân lúc chạy. Bằng cách quay trở về cách tiếp đất tự nhiên như lúc chân trần (midfoot và forefoot), chúng ta sẽ giảm được chấn thương và chạy hiệu quả hơn.
Mặc dù 95% người chạy bộ sẽ tiếp đất bằng gót chân theo bản năng, vẫn đang có xu hướng những người chạy bộ chuyên nghiệp trong số đó tập chuyển dần sang tiếp đất bằng phần trước bàn chân. Việc chuyển đổi sang cách tiếp đất bằng midfoot (má ngoài phần giữa bàn chân + má ngoài phần mũi bàn chân) hay forefoot (phần mũi bàn chân, không có nghĩa là gót chân nâng cao lên đâu, chấn thương đó, để gót chân gần mặt đất thôi rồi chạm xuống đất ngay sau đó) được kỳ vọng là “giảm lực chấn động khi tiếp đất, cũng như cải thiện khả năng lưu giữ và giải phóng năng lượng tức thời ở gân Achilles” giúp chúng ta chạy nhanh hơn và hiệu quả hơn.
THỰC TẾ
Nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng việc giảm chấn thương và tăng hiệu quả khi chạy bằng cách tiếp đất midfoot hay forefoot vẫn chưa bao giờ được chứng minh (tính đến thời điểm tác giả cập nhật bài viết này). Nghiên cứu đánh giá khả năng chấn thương liên quan đến những cách tiếp đất khác nhau từ hơn 1600 người chạy bộ đã chỉ ra rằng không có sự khác biệt đối với nguy cơ dính chấn thương giữa cách tiếp đất bằng gót chân và bằng phần trước bàn chân. Những bài viết khuyên bạn nên tiếp đất bằng phần trước bàn chân thường dẫn chứng một nghiên cứu phổ biến trích từ “Medicine and Science in Sports and Exercise” nói rằng việc này sẽ giảm 50% nguy cơ chấn thương. Vấn đề ở chỗ 16 runners trong nghiên cứu này đều là dân chạy bộ của những trường đại học hàng đầu chuyên về thể thao (Division I college) và họ đều tự chọn cho mình cách tiếp đất bằng phần trước bàn chân [khi mới bắt đầu tập chạy bộ] (thường những người không thừa cân, có đôi chân khỏe mạnh mới chọn kiểu tiếp đất này). Mặc dù chúng ta có thể chủ động lựa chọn cách tiếp đất khi mới bắt đầu tập chạy, nhưng nếu từ nhỏ đến lớn bạn đã quen việc tiếp đất một cách tự nhiên bằng gót chân, thì khi bạn chuyển sang tập tiếp đất bằng phần trước bàn chân, chấn thương có thể xảy ra.
Nghiên cứu [đâu đó] nói rằng tiếp đất bằng gót chân có thể không nguy hiểm như chúng ta thường được bảo (miễn là bạn tiếp đất bằng gót chân an toàn – ví dụ như mắt cá chân không đặt xa hơn đầu gối khi tiếp đất).
CHẤN THƯƠNG
Theo kinh nghiệm của tui, những runners nhanh nhất thế giới với cách tiếp đất bằng phần trước bàn chân thường có đôi chân hoàn hảo cho việc chạy bộ với phần trước bàn chân to bè, vòm bàn chân có độ cong vừa phải, và gân Achilles co giãn linh hoạt. Hơn 30 năm qua, tui đã chứng kiến những người chạy bộ nghiệp dư có bàn chân phẳng (vòm bàn chân có độ cong rất ít) khi chuyển sang tập tiếp đất bằng phần trước bàn chân thì thường có xu hướng dính chấn thương liên quan đến gân Achilles và “plantar fascia” (dây chằng nối xương gót chân đến ngón chân) -> đau phần dưới bắp chân, đau gót chân dù tiếp đất bằng phần trước bàn chân, đau vòm bàn chân -> tất cả đều do gân Achilles và “plantar fascia” bị co giãn quá mức và nhiều lần khi tập tiếp đất bằng phần trước bàn chân. Những người có vòm bàn chân cao khi chuyển sang tập tiếp đất bằng phần trước bàn chân cũng có xu hướng dính chấn thương như bong gân cổ chân, nứt nhẹ xương bàn chân, vì vậy nhớ khởi động kỹ với tùy cơ địa mà tập nha.
LỰC SINH RA SẼ KHÔNG TỰ NHIÊN MẤT ĐI
Lý do người tiếp đất bằng gót chân và người tiếp đất bằng phần trước bàn chân nhận những chấn thương khác nhau là vì cách tiếp đất khác nhau dẫn đến lực chấn động hấp thụ khi tiếp đất được truyền lên chân cũng khác nhau. Đến đây mình xin dịch ngắn gọn lại.
Người chạy tiếp đất bằng phần trước bàn chân sẽ hấp thụ lực chấn động nhiều hơn ở phần quanh cổ chân (bao gồm vòm bàn chân với trợ thủ là “plantar fascia”, và bắp chân với trợ thủ là gân Achilles) và ít hơn hẳn ở đầu gối. Ngược lại người chạy tiếp đất bằng gót chân sẽ hấp thụ lực chấn động ít hơn ở phần cổ chân và nhiều hơn ở đầu gối. Bạn tiếp đất bằng cách nào không quan trọng vì lực chấn động sinh ra vẫn không đổi, nó chỉ chuyển từ khớp này sang khớp khác, từ bó cơ này sang bó cơ khác, từ gân và dây chằng chỗ này sang gân và dây chằng chỗ khác, từ phần này của đế giày sang phần khác của đế giày, quan trọng là nó có hợp với bạn và đôi giày của bạn không. Đúng như câu nói ‘lực sinh ra sẽ không tự nhiên mất đi’.
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG THEO NGHIÊN CỨU [ĐÂU ĐÓ]
Về mặt hiệu quả sử dụng năng lượng, nếu là người chạy bộ nghiệp dư và chạy chậm hơn mức 15 km/h thì tiếp đất bằng gót chân tiết kiệm năng lượng hơn (và có vẻ như chạy càng chậm thì khả năng sử dụng năng lượng càng hiệu quả so với tiếp đất bằng phần trước bàn chân : tiết kiệm 53% năng lượng khi đi bộ, tiết kiệm 6% năng lượng khi chạy với tốc độ 12.7 km/h). Nếu chạy nhanh hơn mức 15 km/h thì hiệu quả sử dụng năng lượng không có sự khác biệt đáng kể giữa tiếp đất bằng gót chân và tiếp đất bằng phần trước bàn chân. Điều này không áp dụng với vận động viên chạy bộ chuyên nghiệp vì kỹ năng của họ rất tốt. Tóm lại người chạy bộ nghiệp dư thường cảm thấy tiếp đất bằng gót chân thoải mái hơn nhiều và đỡ mệt hơn khi chạy chậm.
Kết luận: tùy theo cơ địa bàn chân, cẳng chân, đầu gối và địa hình mà bạn nên chọn cách tiếp đất cho phù hợp.
CHẤN THƯƠNG TRONG CHẠY BỘ
Chấn thương, đau chân là chủ đề được bàn muôn thuở trong giới chạy bộ. Giải thích cho chuyện chấn thương thì có thể có vô vàn lý do, nhưng chấn thương của các runner mới thì hầu như chỉ có một.
Như tôi vẫn giải thích với rất nhiều người thắc mắc về lý do chấn thương, cũng như dặn dò những người mới tập chạy, để phòng tránh được chấn thương, cần phải hiểu sự khác nhau giữa chấn thương trong chạy đường dài và các môn thể thao khác. Tôi thường tóm tắt rằng, chạy đường dài cần 2 yếu tố chính, một là trái tim khoẻ, hai là hệ gân cơ bền chắc. Trái tim, đóng vai trò của một chiếc động cơ, bơm máu đến cơ bắp và các bộ phận khác trong cơ thể, cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết. Còn hệ gân cơ thì như khung gầm, lốp xe, hệ thống treo, thăng bằng, trực tiếp tạo ra động tác chạy.
Khác với chấn thương trong các môn thể thao khác như đạp xe, bóng đá, tennis v.v… chấn thương trong chạy bộ ít khi đến từ va đập trực tiếp, shock va chạm nặng, mà lại đến từ chính quá trình chạy đều đều của runner. Là một môn thể thao không có các pha tranh chấp tốc độ cao, va chạm mạnh, tăng giảm tốc độ đột ngột, chấn thương trong chạy bộ đường dài thường không phải là gẫy xương, mà là đau, viêm, rách gân và dây chằng, và nguyên nhân chủ yếu là “repetitive stress”, hay còn gọi là áp lực lặp đi lặp lại. Chấn thương kiểu này xảy ra khi gân, dây chằng bị kéo căng ra, co lại quá nhiều lần, vượt qua ngưỡng độ bền của các sợi gân, cơ, gây rách, viêm, đứt v.v… Vậy, lúc nào là lúc gân, dây chằng bị vượt qua ngưỡng độ bền của nó?
Tôi có nhắc đến trong tựa đề của bài viết cụm từ “chân em kì diệu lắm”. Hầu hết chấn thương của runner mới xảy ra vào giai đoạn mà họ cảm thấy tiến bộ rất nhanh, chạy không thấy mệt và đôi chân tưởng chừng như không biết mỏi. Như trình bày ở trên, hai yếu tố chính của chạy bộ là trái tim và hệ gân cơ, mà theo đánh giá chủ quan của tôi, nhìn từ bản thân mình và bạn bè chạy bộ, tôi thấy tim có vẻ “tiến bộ nhanh hơn” so với gân cơ. Chỉ có những buổi chạy đầu tiên bạn thấy tim đập nặng nhọc, hơi thở khó khăn, phải hổn hển đớp oxy. Chỉ sau một thời gian ngắn chạy bộ, tim bạn dường như “quen” với cường độ làm việc mới và phát triển khoẻ mạnh lên đáp ứng nhu cầu rất sớm. Trong khi đó, có vẻ như các gân cơ ở chân lại không như vậy. Bằng chứng là các chấn thương của runner thường đến vào lúc mà ta cảm thấy khoẻ khoắn nhất, chạy không biết mệt nhất, hơi thở nhẹ nhàng nhất, và đôi khi còn chạy được nhanh nhất nữa. Chính vì cái cảm giác chạy tim không thấy mệt, chân không thấy mỏi ấy, mà runner thường thử dấn lên, đẩy cao mức khối lượng hoặc tăng sốc về tốc độ, dẫn đến gân, cơ bị quá tải và bị viêm, rách. (Nhiều trường hợp người chuyển sang chạy bộ từ môn thể thao khác bị chấn thương cũng chính là ví lý do này. Nhờ việc chơi môn thể thao khác mà tim phổi của người đó có thể đã rất khoẻ, khiến việc chuyển sang chạy bộ trở nên dễ dàng ngay từ đầu, chạy không cảm thấy mệt nhọc. Thế nhưng, gân cơ dùng trong môn thể thao khác lại không hoàn toàn giống như gân cơ dùng khi chạy bộ, không có độ bền tương ứng, dẫn đến việc người đó cứ chạy theo sức chịu đựng của tim và vô tình làm gân cơ bị quá tải, dẫn đến chấn thương.)
Vậy, để tránh chấn thương khi chạy bộ, ta nên làm gì:
1. Tránh tăng sốc khối lượng, hay cụ thể hơn là cự ly chạy. Cự li chạy dài nhất trong tuần được khuyến nghị là chỉ tăng 10% mỗi tuần. Đây có vẻ được chấp nhận rộng rãi như một ngưỡng an toàn. Ví dụ: Cuối tuần này chạy dài nhất 5km, thì cuối tuần sau chỉ nên đẩy thêm lên 5,5km… Làm như vậy, qua từng tuần, gân cơ của ta sẽ được rèn luyện dần dần, có thời gian phục hồi và trở nên bền chắc hơn.
2. Tránh tăng sốc tốc độ khi chạy. Để đáp ứng được chạy tốc độ cao, thì không chỉ tim phải đập khoẻ hơn, mà gân cơ cũng cần bền vững và mạnh mẽ hơn, và điều này không thể đến trong một sớm một chiều.
3. Để kiểm soát được cự li và tốc độ như mục 1 và 2 ở trên, tốt nhất là nên chạy bộ theo các plan, hay chương trình luyện tập bài bản. Sau một thời gian chạy bộ, các bạn sẽ nhận ra rằng các con số trong training plan không phải là ngưỡng phải đạt đến, mà chỉ là giới hạn chặn trên để ta khỏi “vui chân” mà chạy quá mức chịu đựng của gân cơ mà thôi.
4. Nên hiểu việc tập luyện chạy bộ là một quá trình chạy để phá gân cơ ra, sau đó nghỉ ngơi, ăn uống, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ để gân cơ bị phá ra sau khi tập được xây đắp bù lại, và trở nên to, khoẻ hơn trước. Vì vậy, song song với việc tập luyện với khối lượng và cường độ hợp lý, cũng cần phải bố trí thời gian để gân cơ được nghỉ ngơi, và được cung cấp đủ các nguyên liệu cho việc tái tạo. Trong các plan tập luyện thường bố trí sẵn các buổi nghỉ, đó là một thành phần không thể thiếu đối với tập chạy. Cùng với đó, một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ chất sẽ giúp ích cho việc tái tạo lại gân cơ trở nên mạnh mẽ.
5. Chú ý là chấn thương không chỉ là vấn đề của runner mới, mà chính những runner dày dạn kinh nghiệm cũng có thể bị chấn thương do quá tải. Cần phải luôn luôn chú ý theo dõi các tín hiệu của cơ thể, phân biệt rõ cơn đau mỏi do phá cơ thông thường sau luyện tập với cơn đau gắt của chấn thương. Nên nhớ, chấn thương luôn rình rập runner, và nó thường vồ lấy ta nhiều nhất chính vào lúc ta cảm thấy “chân em kì diệu lắm”.
6. Tập gym để tăng cường sức mạnh của cơ gân, tránh cho việc gây quá tải lên những nhóm cơ còn yếu.
ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG CHẠY BỘ BẰNG ULTRASOUND VÀ LASER
Sau nhiều tháng dài tập luyện để chuẩn bị cho một giải đua Marathon cuối cùng thì bạn cũng đến giai đoạn “tapering”, diễn ra hai hay ba tuần trước khi race. Đây là giai đoạn mà bạn cần phải giảm cường độ luyện tập để cơ thể phục hồi và sung mãn nhất để sẵn sàng cho race.
Hãy tưởng tượng ra một tình huống bi quan nhất, khi đột nhiên bạn dính chấn thương, do thiếu khởi động, chạy quá nhiều, quá nhanh, hay quá sớm gì đó. Bầu trời như sụp tối, mục tiêu bạn đã đặt ra và tập luyện để đạt nó suốt gần 4 tháng trời dường như đang vuột khỏi tầm tay.
Sự đau đớn của chạy bộ không chỉ đến từ chấn thương thể xác. Viễn ảnh không thể chạy đều cho đúng với lịch chạy vạch sẵn sẽ dẫn đến nỗi đau tinh thần. Nỗi sợ hãi và lo lắng cái thể trạng tuyệt vời mà bạn đã đạt được do sự luyện tập kiên trì suốt 4 tháng qua sẽ tan biến còn ghê gớm hơn là vết đau do chấn thương chạy bộ. Nói chung, bạn lo là không chạy sẽ mất cảm giác chạy và sẽ không đạt được thành tích như mong muốn. Đứng trước một lựa chọn có nên tiếp tục tham gia giải đua với chấn thương không biết kịp hồi phục hay là bỏ cuộc để bảo đảm không chuốc lấy kết quả thảm bại, đa số sẽ chọn giải pháp thứ hai. Lý do đơn giản là giải đua còn nhiều, không vì một giải đua mà liều lĩnh có thể đưa đến chấn thương làm bỏ hẳn chạy bộ. Nếu bạn chọn giải pháp bỏ cuộc thì đó là một lựa chọn khôn ngoan và bạn không cần phải đọc tiếp những gì tôi sắp viết sau đây.
Đặt trường hợp bạn quyết định không bỏ cuộc thì bạn thuộc loại liều, nhưng tôi cũng khuyên bạn liều một cách thông minh, và tôi cũng muốn nhắc lại lời khuyên mà bạn nhận được từ đa số những người quan tâm đến bạn, đó là một giải đua không đáng để mình hy sinh tất cả. Như vậy thì chúng ta phải chọn một giải pháp an toàn để tiếp tục thi đấu mà không phải chuốc lấy chấn thương mãn tính, kết thúc đời chạy bộ.
Có bạn đưa giải pháp là nên uống thuốc giảm đau để tiếp tục chạy. Đây cũng là một giải pháp tốt nhưng nên nhớ nó chỉ là giải pháp tạm thời, cứ tiếp tục phụ thuộc vào trợ lực của thuốc thì hậu quả rất tai hại, cụ thể là gan và thận sẽ bị tổn thương. Hơn nữa giải pháp này chỉ nên áp dụng cho các cự ly ngắn như 5K hay 10K, những cự ly dài thì các loại thuốc giảm đau hợp pháp mà bạn có thể mua không cần toa bác sĩ (over the counter) gọi là NonSteroid Anti-inflamatory Drug (NSAID) sẽ không đủ dose. Các loại thuốc cảm cúm đều thuộc loại NSAID, có khả năng tạm thời giảm viêm và làm mình không cảm thấy đau nhức trong chốc lát. Còn những cự ly dài hơn thì chắc chắn phải cần đến những liều thuốc cực mạnh. Tôi đã thấy các bạn liệt kê những tên thuốc có chất morphine, một dạng á phiện hợp pháp, được dùng trong giải phẫu hay để dành cho các bệnh nhân mắc bệnh nan y như ung thư để họ khỏi bị đau đớn dày vò. Những loại thuốc này chắc chắn sẽ làm bạn quên đau và chạy đường xa không biết mỏi, nhưng hậu quả của nó thì chúng ta khỏi cần bàn thêm.
Giải pháp mà tôi muốn bàn đến hôm nay là chữa trị không cần thuốc men. Phương pháp phổ thông nhất là RICE, có nghĩa là Rest (nghỉ ngơi), Ice (chườm đá), Compression (mang tất bó) và Elevation (gác chân cao hơn tim khi ngủ). Có bạn lo lắng là nghỉ ngơi nhiều quá thì sợ mất cảm giác chạy bộ, đó là lo bò trắng răng. Cái cảm giác chạy bộ được tích lũy một thời gian dài không dễ gì quên được trong vòng hai, ba tuần lễ. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mình chạy rất tốt sau thời gian dưỡng chân. Vấn đề chính là để duy trì thể lực trong giai đoạn nghỉ này bạn vẫn có thể luyện tập chéo (cross training) như bơi lội hay đạp xe, những hoạt động này không có tác động mạnh lên đôi chân nhưng vẫn khiến nhịp tim và hơi thở làm việc ở cường độ cao.
Tuy nhiên, RICE đôi khi đòi hỏi thời gian dài hơn là hai hay ba tuần tapering, do đó chúng ta phải tìm cách đốt giai đoạn để kịp đặt chân ở vạch xuất phát để chạy 42 km. Giải pháp điều trị mà tôi muốn nói đến ở đây là trị liệu siêu âm và tia laser. Cách đây không lâu hai phương pháp trị liệu chấn thương này còn là thử nghiệm lâm sàng (clinical trial) và trị liệu tia laser chỉ mới được công nhận và đưa vào môi trường thể thao chừng một thập niên nay thôi. Thậm chí còn có nhiều chuyên gia nghi ngờ về hiệu quả của nó và có nhiều cuộc khảo cứu cho rằng đây chỉ là một hình thức giả dược (placebo), kết quả mang lại là nhờ tâm lý, chẳng hạn khi mình tin là nó có kết quả tốt thì não bộ sẽ tiết ra một chất hóa học gọi là “dopamine” có khả năng làm lành các vết thương trong cơ thể!
Nếu bạn là người làm khoa học như tôi chắc bạn không tin hiệu năng placebo cho nên chắc não bộ của bạn sẽ không bao giờ tiết ra loại hóa chất thần kỳ đó, vậy chúng ta hãy tìm hiểu ultrasound hay laser có thật sự chữa lành chấn thương hay không?
Khi nghe đến siêu âm chúng ta hay nghĩ đến mấy bà bầu đi khám thai được bác sĩ sản phụ bôi lớp gel lên bụng xong dùng một vật tròn rà lên trên đó, trên màn ảnh sẽ hiện ra hình thai nhi đang cựa quậy. Giải thích theo khoa học thì dụng cụ này gửi các lớp sóng âm thanh tần số cao xuyên qua lớp da, khi lớp sóng âm thanh chạm vào những địa hình bên trong bụng thai phụ nó sẽ gửi tín hiệu ngược lại và tín hiệu đó được thâu nhận và vẽ lên thành sơ đồ hai chiều trên màn ảnh.
Đó là chỉ là một áp dụng điển hình của sóng siêu âm thanh, ngoài ra nó còn có thể áp dụng trong các lảnh vực dầu mỏ, quân sự, thám hiểm không gian, v.v. Thế thì chuyện dùng siêu âm để chữa lành chấn thương chạy bộ thì sao? Chấn thương chạy bộ đa phần là do viêm hay bị rách phần cơ hoặc gân, thông thường thì các VĐV được bác sĩ chích cho một liều cortisone để giảm viêm, nhưng đối với những người không thích bị kim chích vì lo lắng những phản ứng phụ thì siêu âm sẽ là lựa chọn của họ. Sóng siêu âm có thể được điều chỉnh đúng công suất để gia tăng lượng máu tải đến phần cơ hay gân bị hư hại và giúp giảm sưng, hồi phục nhanh hơn. Thậm chí có nhiều nghiên cứu cho thấy siêu âm còn giúp lành rạn xương mau chóng hơn. Mỗi lần trị liệu siêu âm kéo dài từ 3 đến 5 phút, những trường hợp bị rách các phần xơ thì đòi hỏi thời gian lâu hơn. Trong suốt buổi trị liệu, phần đầu tròn được di chuyển liên tục trên lớp gel và bệnh nhân sẽ không cảm thấy khó chịu chút nào. Trong khi đó, những lớp sóng siêu âm sẽ phát ra ảnh hưởng điện từ “piezoelectric” và nó làm rung phần bên trong của phần đầu tròn, các tia sóng âm thanh này đi qua lớp da và làm rung những phần mô bên dưới. Sự rung động tạo ra một hơi nóng sâu trong cơ thể, và bệnh nhân không cảm nhận được hơi nóng đó. Hơi nóng sẽ giúp các vết thương mau lành lặn hơn.
Còn phương pháp dùng tia laser hay nói rõ hơn là Low Level Laser Therapy (LLLT) để trị lành vết thương cũng tương tự như siêu âm là gửi tín hiệu xuyên qua lớp da và chữa trị các phần cơ hay gân bị viêm, nhưng thay vì dùng sóng âm thanh LLLT dùng sóng ánh sáng. Một hiệu quả nổi trội của LLLT là không những làm giảm viêm, nó còn giúp tải oxy đến từng tế bào khi ánh sáng được truyền đến máu.
Trên đây là một vài kiến thức tương đối mới nhưng vẫn còn trong vòng tranh cãi. Tôi hy vọng bạn không phải cần đến nó. Đặt trường hợp bạn dính chấn thương mà muốn đốt cháy giai đoạn hồi phục thì bạn còn có lựa chọn. Không cần biết lựa chọn của bạn là gì, tôi xin chúc bạn gặp nhiều may mắn và thành công.
......................................HLT.vn..........................................
HLT xin kính chào quý khách!
Hiện nay, HLT.vn đang có dịch vụ:
- Đào tạo - dạy nghề rang - phối - xay cà phê
- Đào tạo - dạy nghề pha chế cà phê
- Đào tạo - dạy nghề sửa chữa máy pha cà phê.
- Đào tạo - dạy nghề sửa chữa máy xay cà phê.
- Bán máy pha cà phê mới - cũ cho quán, văn phòng, gia đình, cafe mang đi.
- Bán trả góp máy PHA cà phê.
- Cho thuê máy PHA cafe trọn gói: Quán, cafe mang đi, hội chợ, sự kiện...v.v...chỉ từ 1 triệu 1 tháng, cho mượn khi đạt doanh số cà phê HLT.
- Thua mua máy pha, máy xay cà phê cũ.
- Cho mượn quầy pha chế bán cafe phin mang đi
- Cho mượn máy xay cà phê pha phin.
- Cung cấp sỉ lẻ cà phê chuẩn pha phin toàn quốc
- Cung cấp sỉ lẻ cà phê chuẩn pha MÁY toàn quốc.
- Cung cấp cà phê cho quán, văn phòng, gia đình...
- Cung cấp sỉ lẻ cafe làm đẹp.
- Cung cấp phân vi sinh từ bã cafe nguyên chất.
- Sửa chữa, bảo trì máy pha, máy xay cafe tại quán.
- Cung cấp linh kiện, phụ kiện cho máy pha, máy xay cà phê.
......
Cảm ơn quý khách đã tin tưởng HLT.vn trong suốt thời gian qua.
Với phương châm: “Sản Phẩm Chất Lượng - Dịch Vụ Hoàn Hảo – Gía cả cạnh tranh”,
HLT cam kết mang đến giải pháp thiết thực nhất.
Chi tiết liên hệ hotline: 0979 789 285
“HLT.vn: Uy tín - Chuyên Nghiệp – Tận Tâm”
....
Website: HLT.vn
Tải App: HLT.vn
Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến HLT. Chúc bạn có một ngày vui vẻ, hạnh phúc, an lành....